A: Số 78, Đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội

E: pcc@bachmai.edu.vn

P: 0243.869.3731 (Máy lẻ 6821)

8 loại thực phẩm chứa độc tố có thể làm hại bạn

1. SẮN

Sắn là một trong những loại thực phẩm chính trên thế giới, cung cấp chế độ ăn kiêng cơ bản cho hơn nửa tỷ người. Nhưng bạn hãy nhớ rằng việc chuẩn bị sắn không đúng cách có thể để dư thừa lượng xianua, gây nhiễm độc xyanua (một chất hóa học cực độc) cấp tính, tê liệt cục bộ, hoặc thậm chí tử vong.

2. TÔM

Có một thực tế là ngày nay tôm thường được nuôi trong các trang trại. Để ngăn ngừa lây lan bệnh tật và ký sinh trùng, người nông dân trộn lẫn kháng sinh vào thức ăn cho vật nuôi và nguồn nước cũng bị nhiễm nhiều chất phụ gia hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm.

3. KHOAI TÂY

Bạn đừng lo lắng vì khoai tây là một loại rau củ hoàn toàn an toàn. Thế nhưng nếu bạn để khoai tây trong môi trường ẩm ướt hoặc quá sáng sẽ khiến chúng bị mọc mầm. Những mầm khoai tây này chứa các hợp chất độc hại được gọi là glycoalkaloids. Ngay cả khi cắt bỏ những mầm này đi thì bạn cũng không nên sử dụng.

Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong. Các nhà khoa học khuyên bạn nên vứt bỏ những củ khoai tây có màu xanh lục và mọc mầm.

4. HẠT HẠNH NHÂN ĐẮNG

Hạnh nhân là một loại hạt khô ngon và có nhiều công dụng như hỗ trợ tim mạch, chống lão hóa, chống ung thư và thúc đẩy sự phát triển trí thông minh cho thai nhi.

Hạnh nhân bao gồm 2 loại hạt: hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Hạt hạnh nhân ngọt rất bổ dưỡng còn hạt hạnh nhân đắng có chứa độc tố.

Hạnh nhân đắng thường chứa một lượng hydrogen cyanide, cyanua tương đối lớn. Theo các chuyên gia sức khỏe, thậm chí chỉ ăn 7-10 hạt hạnh nhân đắng có thể gây ra vấn đề sức khỏe cho người lớn, và có thể gây tử vong ở trẻ em.

5. MĂNG TƯƠI

Măng được sử dụng trong nhiều món ăn châu Á. Chúng ta thường lựa chọn chế biến khi măng còn tươi, nhưng bạn có biết rằng măng tươi rằng có chứa các glycosid cyanogenic, cùng một chất độc chứa trong sắn.

Chúng tôi không nghĩ rằng bạn thường đập tre tươi, nhưng chúng tôi muốn bạn biết rằng măng tươi có chứa các glycosid cyanogenic, cùng một chất độc chứa trong sắn. Những chất độc này có thể được tiêu hủy bằng cách nấu chín kỹ, bởi vậy bạn nên luộc măng trước khi chế biến theo những cách khác.

6. NẤM

Không dễ để bạn có thể phân biệt đâu là nấm an toàn hay có chứa độc tố. Ngoài ra, các loại nấm đều có khả năng hấp thụ các kim loại nặng, kể cả các chất phóng xạ, nên bạn cũng cần cân nhắc kĩ trước khi ăn. Bạn không nên chọn nấm dọc theo các con đường hoặc gần nhà máy…

7. THỨC ĂN MỐC

Khi nhận thấy thức ăn đã có sự xâm nhập của nấm mốc bạn nên loại bỏ ngay lập tức, vì dù có cắt phần bị mốc thì thực phẩm vẫn bị ảnh hưởng bởi các chất độc “vô hình”.

8. CÁC LOẠI ĐẬU

Trong đậu sống có chứa loại độc tố độc hại không vị là lectin. Đặc biệt có nhiều trong đậu đỏ và đậu thận, và các loại khác cũng gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên chúng sẽ được loại bỏ bằng cách nấu chín. Các chuyên gia khuyên bạn nên đun sôi ít nhất 10 phút vì đậu nấu chưa chín sẽ không thể tiêu diệt độc tố và độc hại hơn nhiều so với các loại rau tươi.

Bạn cần nhớ không phải những gì có sẵn trong tự nhiên và ăn được thì không có độc. Và bạn có thể giảm nguy cơ ngộ độc thức ăn bằng việc chuẩn bị kĩ lưỡng và chế biến món ăn theo đúng cách.

Nhật Anh (Dịch từ Brightside)

Cùng chuyên mục

Những thực phẩm cực độc bạn cần biết

Tại sao không ăn khoai tây đã mọc mầm? Thịt cóc rất bổ nhưng tại sao khi ăn nhiều người lại chết vì...

Các cách sơ cứu sau ngộ độc

Tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc...

Các dạng ngộ độc thực phẩm thường gặp

Ngày Tết sắp đến, đi cùng mùa lễ hội vui vẻ là nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Lý do là nguồn...
https://jex.com.vn/tin-tuc/cot-song.html https://qik.com.vn/